Hồ Chí Minh: 0918.325.086     -     Hà Nội: 0911.527.086     -     Hotline: 0918.132.458
Ngôn ngữ : Tiếng Anh Tiếng Việt
Tin tức

Phương pháp chọn đúng màn hình tương tác cho phòng học

Ngày nay, càng nhiều học sinh và sinh viên tiếp xúc với các ứng dụng công nghệ từ khi còn nhỏ, đặc biệt là thế hệ gen Z và gen Alpha. Họ đã làm quen với các ứng dụng công nghệ, các nền tảng trực tuyến cũng như các hệ thống màn hình tương tác thông minh,… Trong tình hình này, các nhà giáo dục hiện đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải: làm thế nào để điều chỉnh lại chương trình và nâng cấp phương pháp giảng dạy phù hợp cho các thế hệ học sinh này? Trong bài viết này, Bao An Telecom sẽ giúp bạn xác định những yếu tố cần thiết khi chọn màn hình tương tác dạy học phù hợp và giới thiệu các loại màn hình tương tác tiêu biểu tại thời điểm hiện tại.

màn hình tương tác trong giáo dục

A. Những cân nhắc đáng chú ý trước khi mua màn hình tương tác

1. Chi phí

Đối với các quyết định lắp đặt màn hình tương tác cảm ứng thông minh, doanh nghiệp và tổ chức trước hết nên liệt kê ngân sách và xem xét các chi phí liên quan, cụ thể:

  • Giá ban đầu của sản phẩm;
  • Chi phí lắp đặt;
  • Chi phí bảo trì sản phẩm và hệ thống điều khiển;
  • Chi phí đào tạo nhân viên.

2. Điều kiện lắp đặt

Ngoài việc cân nhắc về vấn đề chi phí, doanh nghiệp cũng nên xem xét về các yếu tố cơ sở hạ tầng cũng như về phương án lắp đặt cụ thể với bên chuyên môn, chẳng hạn như:

  • Thiết bị sẽ được bố trí ở đâu?
  • Cơ sở hạ tầng trong phòng có đáp ứng được không? (Ví dụ: Có ổ cắm gần đó không? Có bức tường chịu lực không? )
  • Ai sẽ thực hiện quá trình thi công lắp đặt?
  • Diện tích bức tường có chứa đủ thiết bị không?

3. Khả năng tương thích

Giải pháp sẽ không hiệu quả nếu bản chất nó không tương thích với nền tảng thiết bị bạn đang sử dụng, dẫn đến trải nghiệm sử dụng không tốt. Hệ thống tính năng phong phú, giao diện linh hoạt, thân thiện với người dùng, thiết kế bắt mắt,... là những yếu tố mà bạn nên xem xét khi lựa chọn sản phẩm.

4. Mục đích sử dụng

Việc đua theo công nghệ mới nhất trong khi không đủ kinh phí cũng như không quá cần thiết cho tổ chức là việc làm sai lầm. Xác định mục đích sử dụng và cân nhắc các lựa chọn cân bằng giữa giá cả và tính năng sẽ mang đến hiệu suất tốt hơn và tiết kiệm chi phí cho người dùng.

B. Các loại màn hình tương tác phổ biến

1. Bảng tương tác thông minh (IWB)

bảng tương tác thông minh

Bảng tương tác thông minh hay còn gọi là Interactive WhiteBoard (IWB) là phương án đầu tư phù hợp trong các lớp học hiện đại. Thay thế cho bảng phấn thông thường, bảng trắng thông minh sử dụng công nghệ cảm biến chuyển động cho phép thiết bị tương tác và hiển thị hình ảnh sống động, có thể giúp giáo viên kết nối, giao tiếp, tăng khả năng tương tác tiếp thu với thế hệ học sinh trẻ genZ và genAlpha. Với thiết kế màn hình cảm ứng hồng ngoại lớn, hỗ trợ hơn 20 điểm chạm, học sinh có thể tùy ý viết vẽ và thao tác trên màn hình cùng lúc mượt mà.

2. Bảng LED tương tác

màn hình LED trong phòng học

Bảng LED tương tác là một nhánh nhỏ thuộc phạm trù màn hình LED, đây là giải pháp học tập thông minh dành cho các lớp học hiện nay. Sản phẩm này mang đến hiệu ứng hình ảnh và âm thanh đặc sắc trong mọi điều kiện ánh sáng, giúp truyền đạt nội dung thú vị và hỗ trợ tiếp thu dễ hơn. Loại thiết bị này còn cho phép người dùng điều khiển thông qua ứng dụng hay thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng chuyên dụng tiện lợi. Tuy nhiên, khi mà số điểm chạm trên màn hình LED quá ít, cũng gây ra hạn chế sự tương tác giữa các học sinh trong tiết học, nhưng so với mức giá bỏ ra để đầu tư thì đây là một lựa chọn phải chăng.

3. Màn hình tương tác thông minh (IFP)

màn hình tương tác thông minh

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, tích hợp những ưu điểm nơi hai dòng bảng tương tác và màn hình LED, đem đến giải pháp hoàn hảo nơi màn hình tương tác thông minh. Với IFP, các tổ chức trường học có thể dễ dàng quản lý nội dung, hỗ trợ các bài tập thú vị, cho phép học sinh cộng tác và phát triển tư duy. Với thiết kế tương tự như một TV cỡ lớn, có sẵn hệ điều hành riêng, khám phá và thực hiện giảng dạy trên nhiều phần mềm cao cấp. Hơn nữa, về khía cạnh lắp đặt cũng như chi phí, cũng đem đến chất lượng và trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

C. Ưu và nhược điểm của từng loại màn hình tương tác

  ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM

Bảng trắng tương tác

  • Kích thước màn hình lớn
  • Dễ sử dụng
  • Khả năng kết nối đa dạng

 

  • Yêu cầu điều kiện ánh sáng nghiêm ngặt
  • Chi phí bảo trì cao
  • Chi phí lắp đặt cao
  • Không có hệ thống âm thanh tích hợp
  • Các tùy chọn cảm ứng đa điểm bị hạn chế

 

Màn hình LED tương tác

 

  • Dễ sử dụng
  • Độ phân giải cao
  • Hệ thống âm thanh tích hợp

 

  • Khả năng màn hình cảm ứng hạn chế
  • Khả năng tương thích phần mềm không cao
  • Hạn chế tùy chọn kích thước

 

Màn hình tương tác

thông minh IFP

 

  • Dễ cài đặt
  • Chi phí lắp đặt và bảo trì tiết kiệm
  • Khả năng cảm ứng đa điểm
  • Giải pháp phần mềm mở rộng và thân thiện 

 

Hạn chế với một số phần mềm cụ thể

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY HÔM NAY

Chỉ cần Quý khách hàng để lại tên và số điện thoại, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn cho quý khách hàng giải pháp tốt nhất trong thời gian nhanh nhất.
Custom loading...
hotline