MỤC LỤC
1. Ngành điện tử viễn thông là gì? Và ứng dụng trong đời sống
2. Ngành điện tử viễn thông học những kiến thức gì?
3. Định hướng công việc ngành Điện tử viễn thông? Cơ hội việc làm có rộng mở?
4. Cần trang bị gì để học và làm việc tốt ngành điện tử viễn thông
Ngành điện tử viễn thông là gì? Và ứng dụng trong đời sống
Điện tử viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo ra các thiết bị giúp cho việc liên lạc, truy xuất thông tin của cá nhân hoặc tổ chức, điện tử viễn thông được ứng dụng cao ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
• Lĩnh vực mạng, viễn thông: các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tin, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v... Thành tựu mới đây nhất là xây dựng hệ thống 5g và các thiết bị hệ thống hôi nghị truyền hình
• Lĩnh vực định vị dẫn đường: là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng ngành Hàng không và Hàng hải. Những trạm kiểm soát không lưu mặt đất là nơi những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm nhiệm vụ dẫn đường cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn
• Lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, thiết bị mới: là lĩnh vực đòi hỏi người học phải có sự sáng tạo dựa trên những ứng dụng của xã hội nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng, phát triển các công nghệ mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông
• Lĩnh vực điện tử y sinh: ngành dđiện tử viễn thông là nền tảng để tạo ra các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học.
• Lĩnh vực âm thành, hình ảnh: ngành kỹ thuật Điện tử Viễn thông đóng góp 1 phần quan trọng của như việc thiết kế ra các trang thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v...
Có thể nói tất cả các thiết bị trong cuộc sống hiện đại ngày nay như : máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… đều có dấu ấn của ngành Điện tử Viễn thông , là nền tảng cơ bản nhất của cách mạng công nghiệp 4.0, của xu hướng chuyển đối số trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội.
Ngành điện tử viễn thông học những kiến thức gì?
Hiểu từ tên gọi, có rất nhiều người cho rằng Điện tử Viễn thông là một phần của Công nghệ thông tin, cách hiểu này không hoàn toàn sai nhưng chưa chính xác. Giải thích cơ bản thì Ngành Điện tử-viễn thông và ngành Công nghệ thông tin là hai ngành rất gần với nhau, có nhiều kiến thức chung về công nghệ tuy nhiên đi vào chuyên sâu sẽ thấy rõ sự khác biệt rằng: CNTT tập trung vào xây dựng phần mềm còn chuyên ngành DTVT tập trung về phần cứng.
Theo học ngành Điện tử - Viễn thông, sinh viên được trang bị khối kiến thức theo 3 tầng cấp độ:
Cấp độ 1: Các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về các công nghệ, kỹ thuật: Giải tích mạch điện; trường điện tử; kỹ thuật lập trình; điện tử số; nguyên lý truyền thông; vi xử lý; điện tử thông tin; kỹ thuật truyền số liệu và mạng; xử lý tín hiệu; thiết kế số dùng ngôn ngữ mô tả phần cứng; hệ thống viễn thông; kỹ thuật siêu cao tần và anten,...
Cấp độ 2: ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông cung cấp cho sinh viên các kỹ năng vận hành bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử viễn thông
Cấp độ 3: Nâng cao hơn là khả năng tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông trong công nghiệp và trong đời sống dân dụng. Thực hành, vận dụng lý thuyết là phần học quan trọng nhất trong ngành DTVT, cụ thể là những cuộc thi đầy sáng tạo như: robocon
Định hướng công việc ngành Điện tử viễn thông? Cơ hội việc làm có rộng mở?
Học ngành điện tử viễn thông ra làm gì? có thể đảm nhận những vị trí nào? Làm việc ở công ty nào là câu hỏi của tất cả sinh viên ngành viễn thông cần biết và nền tìm hiểu:
• Chuyên viên quy hoạch, thiết kế và tối ưu hóa hệ thống mạng tại các công ty viễn thông < VNPT, Viettel, Vinaphone, Mobiphone …;>
• Chuyên viên thiết kế, tư vấn và điều hành công tác kỹ thuật tại các đài phát thanh, truyền hình < VTV, HTV,SCTV, các đài truyền hình địa phương…>
• Chuyên viên nghiên cứu và thiết kế tại các công ty sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, âm thanh hình ảnh, công ty thiết kế sản xuất vi mạch. < Aver, Maxhub, FPT, Samsung, LG, Intel, Panasonic..>
• Chuyên viên vận hành, thiết kế và bảo trì thiết bị điện tử, tự động hóa trong các đơn vị, doanh nghiệp.
• Khi có kinh nghiệm và thời gian làm việc có thể giữ vị trí Trưởng bộ phận kỹ thuật, Giám đốc kỹ thuật tại các doanh nghiệp, các công ty trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.
• Có thể trở thành cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và Viện nghiên cứu.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang sống trong kỳ nguyên số. Các doanh nghiệp về công nghệ ngày càng nhiều và phát triển rất nhanh, đi cùng đó là nhu cầu về nguồn nhân lực cũng tăng cao. Dự báo của Vietnamworks cho thấy, nước ta đang thiếu 400.000 nhân lực công nghệ thông tin và điện tử viên thông và mỗi năm cần cung ứng mới tới 78.000 lao động. Tuy nhiên trong thực tế, mỗi năm nước ta chỉ có khoảng 50.000 sinh viên tốt nghiệp, dẫn đến "cơn khát" nhân lực đối với ngành học này dường như chưa bao giờ hạ.
Cần trang bị gì để học và làm việc tốt ngành điện tử viễn thông
Không chỉ ngành ĐTVT mà khi lựa chọn ngành học và việc làm, cần tìm thấy được sự đam mê và thích thú. Điều này giúp người học và người làm việc tìm thấy được niềm vui trong công việc, công việc không nhàm chán.
Còn riêng trong ngành ĐT VT nên có thêm những tố chất về: sự kiên trì, nhẫn nại, kỹ năng ngoại ngữ và khả năng làm việc nhóm.
Các trường đào tạo ngành điện tử viễn thông
Với hệ chính quy Đại học, đào tạo ngành Điện tử viễn thông có thể kể đến các trường với bề dày và có tỷ lệ sinh viên đầu ra tốt nhất:
Khoa điện tử viễn thông đại học bách khoa đà nẵng
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Trường ĐH Bách khoa HCM (ĐH Quốc gia HCM)
Trường ĐH khoa học (ĐH Huế)
Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Đại học Công nghệ TP.HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Đại học Điện lực – Hà Nội